Vợt cầu lông hàng chính hãng chất lượng tốt

Vui lòng click vào biểu tượng Chat ở góc màn hình để mua hàng hoặc Zalo: 0928851008

Hiện nay, đời sống ngày càng hiện đại văn minh, mọi người đều không ngần ngại đầu tư cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Với xu thế đó, việc lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp với điều kiện thể chất và điều kiện kinh tế là rất cần thiết.

Cầu lông là một trong những môn thể thao dễ chơi, không đòi hỏi quá nhiều về điều kiện sân bãi cũng như thiết bị tập luyện, do đó, số lượng người chơi tại Việt Nam cũng như trên thế giới đang không ngừng tăng lên. Để bắt đầu và trở nên thuần thục với môn cầu lông, trước hết, người chơi cần chuẩn bị cho mình dụng cụ chơi mà có lẽ ai cũng biết đó chính là Vợt cầu lông. 

Những thương hiệu sản xuất vợt cầu lông nổi tiếng nhất trên thế giới

Với số lượng người chơi lớn, các hãng thể thao đã sản xuất ra ngày càng nhiều loại vợt, với mẫu mã, thiết kế và giá thành đa dạng. Những thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam và trên thế giới có thể kể đến là Yonex (Nhật Bản), Victor (Đài Loan), Lining (Trung Quốc), Proace (Anh), Apacs (Malaysia). Tùy theo mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế, các vợt thủ có thể chọn cho mình cây vợt phù hợp.

Yonex xuất hiện từ năm 1946 tại xứ sở mặt trời mọc, từ đó đến nay vẫn là hãng vợt nổi tiếng, thống trị thị trường vợt cầu lông thế giới. Không cần bàn cãi về chất lượng, bởi theo thống kê tại các giải đấu cầu lông chuyên nghiệp toàn thế giới, hơn 80% vận động viên đều sử dụng hoặc được tài trợ bởi Yonex.

Victor ra đời năm 1968 tại Đài Loan, chỉ đứng sau Yonex về thị phần, được đánh giá chất lượng không thua kém Yonex.

Lining ra đời tại Trung Quốc với danh xưng “Hoàng tử thể thao của thế giới”, vợt Li-ning cũng được cho là có độ bền cao về chất lượng và giá thành dễ chịu hơn hai thương hiệu trước.

Proace, Apacs là hai thương hiệu vợt giá rẻ, hướng tới phân khúc bình dân nhưng chất lượng vẫn rất tốt.

Tay vợt cầu lông số 1 thế giới và số 1 Việt Nam là ai?

Theo bảng xếp hạng được đưa ra bởi Liên đoàn Cầu lông thế giới (BWF), danh hiệu tay vợt nam số 1 thế giới thuộc về Kento MOMOTA, vận động viên 24 tuổi đến từ Nhật Bản. Đối với nữ, người đang nắm giữ vị trí này cũng là một vận động viên đến từ xứ sở hoa anh đào – Akane YAMAGUCHI – 22 tuổi. Có thể thấy, các vận động viên Nhật Bản đang thống trị bảng xếp hạng các tay vợt dù tuổi đời còn rất trẻ.

Tại Việt Nam, Nguyễn Tiến Minh là cái tên không xa lạ đối với người hâm mộ cầu lông Việt Nam khi liên tục nắm giữ vị trí tay vợt số 1 Việt Nam, dù cho năm nay anh đã 36 tuổi. Vũ Thị Trang – bạn đời của Nguyễn Tiến Minh – hiện đang là vận động viên cầu lông nữ số 1 Việt Nam.

So với các môn thể thao khác, các vận động viên cầu lông có khá nhiều giải đấu trong năm, nhằm tích lũy điểm và đạt được thứ hạng cao trên bảng xếp hạng thế giới.

Hướng dẫn cách chọn mua vợt cầu lông

Như đã nói, vợt cầu lông là thứ không thể thiếu khi bạn bắt đầu tập luyện môn thể thao này. Ban đầu, có thể bạn chưa có kinh nghiệm trong việc chọn vợt, vì vậy, hãy tham khảo những người đã có thời gian chơi cầu lông trước đó, hoặc tham khảo những lưu ý mà chúng tôi đưa ra sau đây.

Trước hết, bạn cần chọn vợt mà khi cầm lên và chơi thử, cảm thấy phù hợp với mình, bởi nếu bạn cố gắng sử dụng chiếc vợt không phù hợp, dần dà sẽ bị chán hay nghiêm trọng hơn là gặp phải những chấn thương cổ tay – vai không mong muốn.

Trọng lượng vợt

Hãy chú ý đến trọng lượng vợt, được biểu hiện qua thông số U trên tem dán ở phần cán tiếp giáp với thân vợt, U càng lớn thì vợt càng nhẹ và ngược lại. Thể trạng người châu Á phù hợp nhất với vợt có trọng lượng khoảng 4U đến 2U, tương đương với khoảng 80gram đến 94gram.

Độ đàn hồi của thân vợt

Một yếu tố nữa là khả năng uốn cong của thân vợt. Vợt có “độ dẻo” khi đánh vừa phải sẽ giúp người chơi tiết kiệm được sức mạnh, linh hoạt trong lối chơi nhưng vẫn đem đến những cú đánh như mong muốn.

Dây đan vợt

Dây đan vợt cầu lông cũng quan trọng không kém. Sức căng của dây đan vợt sẽ quyết định nhiều đến cú đánh của bạn, bởi đây là điểm tiếp xúc trực tiếp với quả cầu. Độ căng của vợt càng ít thì sức mạnh trong các cú đánh càng cao nhưng khó điều khiển chính xác hướng đi của cầu. Ngược lại độ căng vợt càng lớn độ chính xác trong từng cú đánh cao nhưng cần phải dùng nhiều sức hơn.

Chất liệu

Chất liệu làm nên vợt cũng là mối quan tâm hàng đầu. Hiện nay, nhiều chất liệu có thể được sử dụng để sản xuất vợt như nhôm, thép, gỗ, sợi carbon.

Mỗi chất liệu đều có ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên, xét về công năng và tính hiệu quả, vợt được làm tư sợi carbon đang ngày càng được ưa chuộng, với ưu điểm: Khối lượng nhẹ nhất, sự ổn định cao, khí động lực học tốt, tạo sức mạnh cho cú phát cầu, bền bỉ…

Vợt cầu lông giá bao nhiêu tiền?

Với mẫu mã đa dạng nhằm phục vụ những đối tượng khách hàng đa dạng, vợt cầu lông có thể có gia từ vài chục ngàn đồng đến hàng triệu đồng tùy theo chất lượng, thương hiệu và túi tiền của khách hàng. Một cây vợt khi đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chọn vợt nêu trên – chỉ được cho là xịn khi nó phù hợp với người chơi.

Bạn không thể vừa mới tập cầu lông nhưng đã muốn sử dụng ngay những loại vợt mà vận động viên chuyên nghiệp sử dụng – trừ khi bạn thấy nó phù hợp với mình.

Giá một cây vợt xịn có thương hiệu hiện nay dao động trong khoảng 500 ngàn đến vài triệu đồng. Cây vợt đắt nhất thế giới tình đến thời điểm này được ra mắt bởi Lining, với tên gọi Lining-WOOD-N80, có giá 7.200.000 đồng.

Có nên mua vợt cũ, vợt thanh lý không?

Muốn sở hữu một cây vợt xịn nhưng điều kiện chưa cho phép thì rất nhiều người muốn tìm mua vợt đã qua sử dụng, hoặc hàng thanh lý, đồ cũ. Việc này vừa có lợi vừa có ưu điểm, vừa có nhược điểm.

Ưu điểm lớn nhất có lẽ là điều này giúp bạn tiết kiệm được một số tiền mà đáng lẽ khi mua vợt mới cùng loại thì có thể đắt gấp nhiều lần. Tuy nhiên, các loại vợt cũ, đã qua sử dụng hoặc thanh lý thường là hàng lỗi hoặc chất lượng còn lại khá kém bởi đã qua một thời gian dài thi đấu, tập luyện, kéo theo đó là dây vợt, cán vợt có thể bị nhão và không đạt được những thông số như mong muốn.

Vì vậy, lời khuyên cho bạn là không nên mua những loại vợt này. Hãy lựa chọn những cây vợt mới, vừa túi tiền và phù hợp với bản thân mình.

Một số lưu ý bảo quản, sửa chữa đối với dây vợt, cán vợt.

Như đã nói ở trên, dây vợt có vai trò quan trong việc tạo thành một cây vợt như ý. Sau một thời gian miệt mài thi đấu tập luyện, dây vợt sẽ bị chùng khiến lực đánh cầu và điểm rơi cầu không chính xác. Chơi cầu lông với tần suất thường xuyên không chỉ làm dây vợt chùng xuống dần mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của vợt. Do đó, bạn cần để mắt kiểm tra tình trạng của dây vợt và thay thế khi cần thiết.

Vậy khi nào thì cần căng lại vợt cầu lông?

Hãy kiểm tra độ căng dây vợt của bạn thường xuyên. Thông thường, nếu sử dụng vợt 3-4 lần một tuần, bạn nên căng lại vợt sau mỗi 3 tháng. Tuy nhiên, nếu dây bị đứt hoặc bị chùng, lỏng do tập luyện, hãy tự mình vặn vợt hoặc sử dụng dịch vụ căng – đan vợt chuyên nghiệp.

Có nên tự căng vợt tại nhà?

Bạn có thể căng vợt tại nhà được nếu biết những kĩ thuật căng vợt cơ bản như kẹp vợt lên khung, đan dây, kẹp cước, chỉnh cân và căng… Để làm những việc này, trước hết bạn phải bỏ ra không dưới 20 triệu để mua máy căng vợt. Đây là số tiền không nhỏ, do đó, chúng tôi khuyên bạn hãy mang vợt ra những cửa hàng chuyên căng vợt. Giá mỗi lần căng rẻ hơn rất nhiều, lại được điều chỉnh bởi thợ chuyên nghiệp, nên chắc chắn cây vợt khi căng xong sẽ đẹp và chắc chắn hơn là khi bạn tự làm.

Cách quấn lại cán vợt khi bị bong

Sau khi giải quyết phần dây vợt, rất có thể bạn phải để mắt đến cán vợt. Đây là nơi cầm vợt, bị tác động lực trực tiếp nhằm điều chỉnh cả quá trình chơi, nên rất dễ bị bong và cần được chăm sóc. Hơn thế nữa, quấn lại cán vợt khi có dấu hiệu cầm bị trơn, dễ rơi khỏi tay sẽ giúp bạn dễ điều khiển lối đánh, và tăng tính thẩm mỹ cho cây vợt mà mình yêu quý.

Sau đây là những nước cơ bản giúp bạn tự mình quán lại cán vợt khi bị bong:

Tháo bỏ băng dây quấn cũ trên vợt (có thể không cần tháo bỏ nếu bạn thấy sau khi quấn mới thì cầm vẫn vừa tay với lớp băng cũ đó).

Quấn vợt theo chiều từ phía cuối cán vợt lên đầu cán. Đầu tiên, áp và giữ chặt phần đầu dây dùng để quấn vào cuối cán vợt. Sau đó, từ từ xoay dây quấn một vòng dọc theo chiều đứng của tay cầm.

– Tiếp tục quấn, kéo với độ mạnh vừa phải và dần dần cho đến hết về phía đầu vợt. Bạn nên ước lượng sao cho dây quấn vừa đủ quấn hết tay cầm vợt. Để dây quấn mỏng và chặt hơn, hãy kéo chặt dây hơn khi quấn, làm như vậy thì sẽ không lo dây bị rơi ra khi đang cầm vợt để đánh.

– Sau khi quấn đến đầu cán vợt xong, sử dụng miếng băng dính để cố định dây quấn và chỉnh sửa lại sao cho vừa ý nhất. Kiểm tra lại các vết quấn lần cuối sao cho ngay ngắn và chặt nhất. Vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước quấn vợt cầu lông.

Một số kiến thức cơ bản về “games” đánh cầu lông

Đối với những người mới tham gia tập luyện cầu lông, những kiến thức cơ bản về môn thể thao này là điều nên biết.

Quy chuẩn sân đấu

Cầu lông có thể được chơi đánh đơn (đơn nam, đơn nữ), hay đánh đôi (đôi nam – đôi nữ – đôi nam nữ). Cầu lông thường được chơi trên một diện tích mặt phẳng tiêu chuẩn rộng*dài là 6.1m*13.4m, với bề rộng đường biên là 40cm, và độ cao của lưới là 1.55m. Đây là tiêu chuẩn sân quốc tế được ghi nhận, áp dụng cho tất cả các giải đấu trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện, bạn hoàn toàn có thể chỉ cần một tấm lưới và khoảng không gian đủ rộng (không cần theo tiêu chuẩn đã nêu) để tận hưởng môn thể thao thú vị này.

Luật chơi cầu lông. 

Mỗi trận đấu có 3 hiệp. Bạn muốn thắng đối thủ thì cần thắng 2 trong 3 hiệp đó. Nếu bạn muốn thắng đối thủ trong 1 hiệp thì cần ghi được 21 điểm trong hiệp đó trước bên kia.

Nếu tỉ số là 20 đều, bên nào muốn thắng ván đó thì cần ghi trước 2 điểm cách biệt.

Một hiệp đấu không có hơn 30 quả,  bởi nếu tỉ số là 29 đều, bên ghi điểm thứ 30 trước sẽ chiến thắng.

Mỗi pha cầu thắng được ghi 1 điểm. Một bên sẽ thắng pha cầu nếu: bên đối phương phạm một “Lỗi” (lỗi giao cầu, lỗi chạm lưới…) hoặc cầu bên thắng đánh sang rơi vào bên trong mặt sân của bên thua.

Và cuối cùng là: Bên thắng ván trước thì ván tiếp theo được giao cầu trước.

Đồ dùng cần thiết khi tham gia bộ môn cầu lông

Một bộ vợt cầu lông sẽ bao gồm: Vợt cầu lông; túi đựng vợt, quả cầu lông; băng quấn chống chấn thương tay – đầu gối; giày chuyên đánh cầu lông. Với những trang bị đi kèm đó, ba thứ cần thiết nhất là túi đựng vợt, quả cầu và giày.

Túi đựng vợt cầu lông là thứ bắt buộc phải có và thường được bán cùng vợt. Không chỉ những người chơi chuyên nghiệp mới cần túi mà bất cứ ai sở hữu một cây vợt phải có một túi cầu lông, bởi nó không chỉ giúp cho việc mang dụng cụ cầu lông của bạn đến sân dễ dàng hơn mà còn giúp giữ gìn, kéo dài tuổi thọ của vợt cầu lông, đồng thời tránh hao mòn không cần thiết của vợt.

Quả cầu lông và vợt cầu lông là bộ đôi không thể tách rời khi chơi cầu lông. Quả cầu được phân ra hai loại là loại không có lông vũ và loại có lông vũ. Một số nhãn hiệu quả cầu nổi tiếng là AAA, BASAO, Tiền Phong…

Giày chơi cầu lông cũng giống như giày chạy điền kinh hay giày đá bóng, được thiết kế riêng biệt nhằm phù hợp với bộ môn đòi hỏi sự chuyển động nhiều và linh hoạt. Cần chọn mua giày vừa chân, êm, mỏng, bền chắc, ma sát tốt, độ bám sân cao. Các hãng vợt thường sản xuất giày chuyên cầu lông với chất lượng tốt có Yonex, Victor, Lining, …

Vợt cầu lông tốt, chất lượng được bán ở đâu?

Thời đại công nghệ hiên nay, bạn hoàn toàn có thể đặt mua trọn bộ vật dụng chơi cầu lông qua mạng. Shop Loại Tốt Nhất là một địa chỉ uy tín mà bạn có thể đặt mua sản phẩm. Tất cả các sản phẩm mà chúng tôi đang bán là những Loại Tốt Nhất được sử dụng nhiều nhất, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi mua vợt cầu lông tại đây.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào. Xin vui lòng click vào biểu tượng Chat để được tư vấn

Đánh giá của các khách hàng đã dùng thực tế sản phẩm
Vợt cầu lông hàng chính hãng chất lượng tốt

4.6/5 - (5 bình chọn)
Đánh giá sản phẩm

Chỉ các khách hàng đã mua sản phẩm mới gửi được đánh giá.