Tuổi già, bệnh tật là hai mối lo lắng hàng đầu của tất cả mọi người đặc biệt là trong giai đoạn tuổi trung niên và tuổi già. Chúng ta luôn mong muốn có được cơ thể khỏe mạnh nhưng đôi khi do nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài như: thói quen ăn uống/ sinh hoạt; tính chất công việc nặng nhọc, không giữ thói quen tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe… nên khi đến một độ tuổi “nhất định” nhiều người không tránh khỏi việc mắc các bệnh về xương như: Thoát vị đĩa đệm (cổ, thắt lưng, bẹn…); thoái hóa đốt sống ở khu vực cổ, thắt lưng, khớp gối… hoặc một số bệnh lý liên quan như vôi hóa cột sống, gai cột sống thắt lưng.
Một bệnh khá phổ biến nữa đó là trào ngược dạ dày. Bệnh này có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là nam giới khi ăn uống không điều độ, thường xuyên tiếp khách nên phải uống rượu bia.
Dù bạn đang ở độ tuổi nào thì việc tìm hiểu các thông tin về sức khỏe sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phòng ngừa; còn đối với những người đã mắc phải các bệnh kể trên thì có thể tìm ra cách điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin khoa học hữu ích về: nguyên nhân, triệu chứng bệnh, cách phòng ngừa, chữa trị đúng cách. Mời bạn đọc dõi theo.
Các cột sống hình thành phía sau xương (đốt sống) thì được đệm bởi đĩa đệm – hoạt động như bộ phận hấp thụ sốc cho xương cột sống. Chúng có hình dạng tròn, lớp mâm sụn phía ngoài cứng cáp (gọi là annulus) bao quanh nhân nhầy phía trong.
Hiện tượng đĩa đệm thoát vị là khi nhân nhầy đĩa đệm cột xống thoát/ phình ra khỏi vòng sợi và chèn ép thông qua một vết rách, vỡ trong annulus lên ống sống, các dây thần kinh hay tủy sống. Chính sự di dời này đã gây ra tình trạng đau thắt, tê buốt, vận động khó khăn, thậm chí liệt nếu bệnh nặng. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ phần xương cột sống nào nhưng phổ biến là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ (cột sống cổ tử cung), thoát vị đốt sống thắt lưng (lưng dưới).
Lão hóa do tuổi già được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thoát vị đĩa đệm. Khi tuổi càng cao thì các đĩa đệm trở nên kém linh hoạt, dây chằng giữ đĩa đệm yếu đi nên chúng dễ bị rách, trượt hoặc tổn thương do chuyển động xoắn gây ra.
Các yếu tố bên ngoài cũng có thể là tác nhân gây bệnh như: căng lưng do nâng đỡ vật nặng, các công việc lao động bưng vác, kéo, uốn liên tục một thời gian dài, ngồi làm việc/ học tập sai tư thế, lười vận động thể dục, thể thao. Người thừa cân, béo phì, hút nhiều thuốc lá, lái xe đường dài cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Các chuyên gia về xương cũng nói rằng: đây là một căn bệnh có thể xảy ra do di truyền từ những thành viên trong gia đình.
Các dấu hiệu, triệu chứng để nhận biết bệnh khá rõ ràng và phụ thuộc vào những vị trí đĩa đệm phình hoặc có chèn ép lên dây thần kinh hay không. Tuy thoát vị thường xuyên xảy ra ở lưng và cổ nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến các khu xung quanh như vai, tay, chân.
Thoát vị đĩa đệm có các cấp độ từ nhẹ cho tới nặng. Đối với những trường hợp nhẹ, bạn khó có thể nhận biết bởi bạn không thấy các triệu chứng của bệnh cho tới khi chụp ảnh xét nghiệm y tế hoặc bệnh chuyển nặng hơn. Nếu bạn muốn biết chính xác bạn có bị thoát vị đĩa đệm hay không thì bạn nên chụp cộng hưởng từ MRI.
Khi bạn thấy mình có những triệu chứng trên trong khoảng một thời gian dài (trên 6 tuần) và các cơn đau gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hằng ngày thì bạn nên tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được các chuyên gia/ bác sĩ chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đa phần bệnh thoái vị đĩa đệm không phải phẫu thuật mà chỉ sử dụng các liệu pháp trị liệu. Dưới đây là những lưu ý về lối sống và cách khắc phục tại nhà:
Sau đây, chúng tôi gợi ý cho bạn một số bài tập nhẹ nhàng, hiệu quả giúp phòng ngừa, giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm vùng cổ, lưng gây ra.
Cách thực hiện:
Tham khảo các bài tập khác với cổ :
Cách thực hiện:
Đây là video hướng dẫn giúp bạn dễ hình dung:
Cách thực hiện:
Bạn cũng có thể thực hiện các động tác khác theo video hướng dẫn này nhé:
Đây là một trong những dạng luyện tập được các bác sĩ hướng dẫn cho bệnh nhân của mình. Khi bạn luyện tập với xà, các cơ lưng, tay, chân sẽ được kéo dãn. Động tác nâng lên, hạ xuống, gập bụng với xà sẽ làm cơ thể được thả lỏng, trọng lượng cơ thể sẽ giảm xuống các đốt xương sống và dây thần kinh. Mỗi lần bạn dùng tay đu lên xà, các đĩa đệm căng lên, kéo dãn các khớp xương giúp khí huyết lưu thông, xương sẽ giảm viêm. Ngoài ra, các cơ sẽ trở nên săn chắc, khỏe mạnh, chống lão hóa các khớp khi có tuổi.
Tuy việc luyện tập xà đơn có tác dụng tốt đối với thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên nếu bạn đã mắc bệnh thì thời gian đầu cần có sự hướng dẫn của huấn luyện viên, bác sĩ để tránh những tai nạn không mong muốn xảy ra. Lưu ý đối với những người bị thoát vị thì nên đặt xà ở vị trí kiểm soát được khi cơ thể mất thăng bằng (không để xà quá cao so với chiều cao cơ thể, có thể đặt 1 tấm đệm phòng trường hợp ngã xuống – giảm tổn thương gây ra cho xương).
Bước đầu tiên, mọi người cần khởi động nhẹ nhàng để các cơ được giãn đều (tránh trong khi tập bị chuột rút). Hai tay nắm rộng bằng vai nắm chặt vào thanh xà (có thể dùng bột, gang tay để giữ tay khô ráo nếu tay bạn có mồ hôi). Từ từ kéo người theo phương thẳng đứng nâng cơ thể lên. Giữ tư thế trong khoảng 10 – 15 giây. Bạn cũng có thể làm thêm các động tác khác như gập chân, ưỡn ngực hay xoay chân. Hít thở nhẹ nhàng. Nên luyện tập vào buổi sáng hoặc chiều tối. Tùy vào thể lực mỗi người mà số lần lên xà khác nhau. Người bệnh cũng không cần quá gắng sức, vừa tập vừa nghỉ và cung cấp đủ nước nhé.
Bơi lội là một phương thức chữa trị khác dành cho người bị thoát vị đĩa đệm được đánh giá khá cao. Vì môi trường nước có khả năng giảm ma sát, áp lực đối với nhân nhầy giúp cho đĩa đệm dịch chuyển về lại vị trí bình thường. Những tác dụng “không ngờ” mà bơi lội mang lại đối với người mắc bệnh thoát vị là:
Một số lưu ý dành cho người thoát vị đĩa đệm khi bơi là: Khởi động kĩ càng trước khi xuống nước tránh tình trạng bị chuột rút khi đang bơi. Chỉ thực hiện các động tác bơi đơn giản, nhẹ nhàng như bơi ếch (không nên bơi sải vì kiểu bơi này tốn rất nhiều sức lực nên có thể tăng các cơn đau). Thời điểm bơi tốt nhất là vào buổi sáng, thời gian bơi khoảng 30 – 45 phút. Không bơi vào buổi trưa hoặc ngay sau khi ăn no. Ngoài ra, người mắc bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn môn bơi để đảm bảo an toàn nhé.
Đây là một hiện tượng khác của bệnh thoát vị. Theo thống kê, căn bệnh này chủ yếu xảy ra ở nam giới (gấp 10 lần so với nữ giới). Thoái vị bẹn xảy ra khi một phần ruột phình ra (hoặc trượt) qua một điểm yếu trong thành bụng của ống bẹn. Giống như với thoát vị đốt sống lưng, hay cổ, loại thoát vị này cũng chỉ tác động tới 1 bên háng (trái hoặc phải).
Về triệu chứng bệnh, thời điểm ban đầu bạn có thể chưa thấy bất kì triệu chứng nào hoặc chỉ cảm thấy nặng nề, áp lực ở háng. Bạn sẽ cảm nhận rõ hàng triệu chứng hơn khi thực hiện các hoạt động có áp lực nhiều lên vùng bụng, như nâng vật nặng, ho thắt bụng hay căng thẳng mỗi khi tiểu tiện. Khi bệnh chuyển nặng, bạn có thể nhìn thấy bằng mắt sự phình ra bất thường dưới da gần háng. Nếu chạm vào sẽ thấy đau và khó chịu. Theo thời gian nếu không điều trị kịp thời thì thoát vị sẽ tăng kích thước, phần ruột thoát vị không thể trượt trở lại ruột, gây hiện tượng xoắn. Điều này sẽ vô cùng nguy hại cho sức khỏe của bạn.
Về cách phòng ngừa, bạn có thể tham khảo các cách tương tự như đối với thoái vị đĩa đệm. Nghe theo hướng dẫn và cách điều trị của chuyên gia y tế sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
Cột sống được tạo thành từ một chuỗi các đốt xương xếp chồng lên nhau và được đan xen bởi các đĩa đệm. Cột sống kéo dài từ hộp sọ cho tới xương chậu có nhiệm vụ là nâng đỡ, bảo vệ các dây thần kinh của cơ thể. Cột sống con người sẽ gồm: 7 đốt sống cổ (C1 – C7); 12 đốt sống ngực (T1 – T12) và 5 đốt sống lưng (L1 – L5). Chúng ta thường gặp nhất là thoái hóa đốt sống cổ và thắt lưng. Để dễ hiểu hơn thì các đĩa đệm bị thoát vị là giai đoạn đầu của thoái hóa. Quá trình thoái hóa diễn ra khi một hay nhiều đĩa đệm của đốt sống bị suy giảm, vỡ dẫn đến đau. Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở tuổi già nhưng hiện nay những người trẻ 30 – 40 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Thoái hóa đĩa đệm có thể bắt đầu hình thành sau khi bạn gặp phải một chấn thương lớn hoặc nhỏ ở vùng lưng dẫn đến các cơn đau đột ngột, bất ngờ. Theo thời gian, chúng dần trở nên tồi tệ hơn. Để hiểu thêm về các cách điều trị/ phòng ngừa bệnh này mời bạn theo dõi phần dưới đây.
Riêng đối với căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ hay thắt lưng, người bệnh có thể lựa chọn cách thức chữa trị thông qua phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Theo các chuyên gia khuyến cáo: Chỉ nên lựa chọn phẫu thuật trong trường hợp bệnh đau mãn tính kết hợp với mất ổn định cổ tử cung hoặc bị tê, liệt vùng tay, khó khăn trong đi lại, đường ruột mất khả năng kiểm soát. Bệnh nhân đã thử biện pháp điều trị không phẫu thuật trong ít nhất 6 tháng mà không hiệu quả thì mới chuyển sang phương pháp phẫu thuật. Bác sĩ thực hiện phẫu thuật có thể cắt bỏ cổ tử cung và thay thế đĩa đệm nhân tạo.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người nên thực hiện các bài tập thoái hóa đốt sống cổ ngay tại nhà để giảm các cơn đau ở vai gáy, cổ và cánh tay hay bàn tay.
Cách thực hiện: Dùng tay phải đặt lên tai trái, chậm chậm, nhẹ nhàng chuyển dịch cổ về phía phải (sao cho hạ tai phải sát với vai phải). Giữ trong 20 giây và thực hiện tương tự với vai trái. Lặp lại 3 – 5 lần cho mỗi bên.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo các bài tập khác trên youtube, internet. Đây là một ví dụ:
Đây là căn bệnh rất phổ biến ngày nay, như đã biết thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị tổn thương, chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh gây ra các cơn đau, nhức mỏi, tê. Bệnh được chữa dứt điểm khi và chỉ khi cơ thể sản sinh ra đĩa đệm mới. Điều này gần như là không thể. Các phương pháp trị liệu, thuốc đông, tây y hay phẫu thuật cũng chỉ là tạm thời để ngăn chặn, giảm các cơn đau mà thôi. Một biện pháp gọi là điều trị « bảo tồn » được coi là hiệu quả cao nhất. Hiểu đơn giản thì biện pháp này không có sự can thiệp của dao kéo mà chỉ là sự kết hợp của các loại thuốc và bài tập vật lý trị liệu. Tùy vào từng trường hợp cá nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn lộ trình riêng.
Điều này phụ thuộc vào vị trí thoái hóa và mức độ tổn thương nặng nhẹ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác nhau. Bệnh này có thể không nguy hiểm ngay đến tính mạng con người nhưng gây ra những cơn đau dữ dội, tê liệt khi bệnh chuyển nặng. Các phương pháp điều trị sẽ làm giảm mức tối đa các cơn đau cơ thể và ngăn biến chứng của nó lên các khu vực khác. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm phụ thuộc vào việc người bệnh phát hiện được bệnh sớm và nghe theo chuẩn đoán, phác đồ điều trị của bác sĩ. Trong bất kì trường hợp nào cũng sẽ có ngoại lệ, vì vậy các bạn hãy cố gắng giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng, tuân thủ theo bác sĩ điều trị của bạn.
Về câu hỏi này, lời khuyên của chúng tôi là khi bạn gặp các vấn đề liên quan đến thoái hóa cột sống thì hãy đến các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện để gặp các bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chính xác, phù hợp cho từng trường hợp. Bạn không nên tự ý mua thuốc để uống vì điều này có thể gây ra những tác hại tiêu cực và tốn kém chi phí, thời gian mà không đạt kết quả như mong muốn.
Bạn chỉ nên cải thiện tình hình bệnh thông qua các bài tập thể dục đều đặn, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, chế độ ăn uống phù hợp, tránh các công việc nặng nhọc.
Gai cột sống thắt lưng (tên tiếng anh là Lumbar Spondylosis) là bệnh do ảnh hưởng của thoái hóa đĩa đệm, đốt sống, trong đó các gai xương mọc nhô ra tại các khớp, phía ngoài của hai bên cột sống, dây chằng hoặc đĩa sụn. Điều này xảy ra do sự tổn thương trên bề mặt khớp, cột sống bị viêm mãn tính, chấn thương nặng, canxi thừa bám trên bề mặt. Theo nhiều tài liệu, bệnh này bao gồm các bệnh lý liên quan như hẹp cột sống, thoái hóa đốt sống, viêm xương khớp và nhiều bệnh khác. Khi các gai xương cọ sát với các phần xương khác sẽ gây ra những cơn đau nhức thắt lưng, bả vai. Đặc biệt là khi di chuyển cơn đau sẽ xuất hiện rõ ràng hơn. Thậm chí, nếu nặng bạn sẽ bị mất cảm giác, tê liệt ở 1 vùng ảnh hưởng. Bệnh này thì xảy ra đa phần ở nam giới do nam giới làm các công việc nặng nhọc, khuân vác, chấn thương nhưng chưa phục hồi hẳn. Ngoài gai cột sống ở vùng thắt lưng, nó còn xảy ra ở vùng cổ. Cách phòng ngừa, chữa trị bệnh này cũng rất đa dạng. Bạn nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ và xem các cách phòng ngừa tương tự của bệnh thoái hóa chúng tôi đề cập phía trên.
Vôi hóa cột sống là một di chứng khác liên quan tới thoái hóa đốt sống, chúng được xem như một căn bệnh mãn tính khi đĩa đệm, các khớp bị vôi hóa, xương phát triển trên các đốt xương. Người mắc bệnh này sẽ cảm thấy đau nhức, các dây thần kinh bị chèn ép bởi xương mọc thêm gây mất cảm giác. Vùng cổ, vai gáy, cánh tay, thắt lưng sẽ tăng cơn đau khi vận động mạnh. Lâu dần nếu không điều trị, cơn đau sẽ lan xuống mông, đùi và hai chân. Đã có trường hợp nhiễm bệnh bị teo cơ, tê liệt, và không thể cử động. Đa phần bệnh này xuất hiện ở người già.
Thoái hóa khớp gối hay gọi tắt là viêm khớp là tình trạng đĩa đệm giữa các khớp xương và sụn bị hao mòn đi. Từ đó, các khớp xương dễ dàng cọ sát vào nhau gây ra đau, cứng, sưng khớp đầu gối, việc di chuyển trở nên khó khăn. Đôi khi, khớp xương mọc các gai xương. Viêm khớp thường xảy ra ở những người cao tuổi (đặc biệt là nữ giới), các khớp xương kém linh hoạt, cứng, giòn và khả năng tự tái tạo mô sụn kém đi. Dấu hiệu cho biết bạn mắc bệnh này là: sưng và cảm thấy ấm nóng ở vùng đầu gối, có tiếng kêu cót két, rít lên khi di chuyển. Cơn đau chủ yếu xảy ra vào buổi sáng hoặc khi bạn ngồi được một lúc. Đi chậm, di chuyển khó khăn khi leo xuống cầu thang, xe hơi, bậc thềm. Có một số thuốc uống, dầu xoa, tiêm giúp giảm các cơn đau khớp gối. Bạn cũng có thể dựa vào các quy tắc chung cho chế độ ăn uống, tập thể dục dưới đây.
Bao gồm các bệnh lý: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống (cổ, thắt lưng), vôi hóa cột sống, gai đốt sống cổ, và các bệnh về xương khác.
Các bác sĩ cho rằng xương, cơ, dây thần kinh và các cấu trúc khác của cột sống cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì chúng khỏe mạnh, săn chắc đáp ứng được các chức năng hoạt động hằng ngày của cơ thể. Bạn hãy đưa các loại dưỡng chất, thực phẩm lành mạnh sau đây vào bữa ăn hàng ngày giúp cải thiện tình trạng xương nhé.
Bạn có biết nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa xảy ra cao hơn ở nhóm đối tượng nam có tuổi thường xuyên phải tiếp khách, ăn thực phẩm nhiều giàu mỡ (các món chiên, đồ chế biến sẵn: xúc xích, giăm bông, khoai tây chiên, …), hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều. Bởi những thói quen ăn uống này làm quá trình viêm xương diễn ra nhanh hơn do lượng cholesterol cao nạp vào cơ thể. Hạn chế tối đa việc tụ tập các bữa nhậu, ăn uống tại các hàng quán không đảm báo nhé. Hút thuốc không chỉ thúc đẩy thoái hóa mà còn gây hại nặng nề cho phổi của bạn nữa đó, nên hãy từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.
Bệnh trào ngược dạ dày là một rối loạn dạ dày xảy ra khi trong dịch dạ dày có tính axit, hoặc thức ăn, chất lỏng từ trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến và không loại trừ ở bất kì độ tuổi nào. Trẻ em hay người lớn đề có nguy cơ bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên những người có tiền sử bệnh hen suyễn thì khả năng xảy ra cao hơn.
Bạn sẽ bị trào ngược dạ dày khi mà bạn ợ, có vị axit, cảm giác nóng, rát ở ngay phần cổ họng (thượng vị) đặc biệt là ngay sau khi ăn hoặc vào ban đêm. Một số triệu chứng ít gặp như buồn nôn, đau khi nuốt nước bọt, đau ngực, khô họng hoặc ho. Nếu điều này diễn ra với tuần xuất cao, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bạn thì nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Nguyên nhân chính của trào ngược dạ dày là do trào ngược axit. Khi bạn nuốt, thức ăn/ chất lỏng sẽ đi qua một dải cơ tròn quanh đáy thực quản (gọi là cơ thắt thực quản dưới – điểm nối giữa dạ dày và thực quản). Sau đó cơ thắt đóng lại. Nếu cơ thắt bị giãn không ổn định, axit có thể lọt vào thực quản của bạn và gây viêm mạc thực quản.
Khá nhiều người chủ quan với việc bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, nếu bệnh này lặp lại thường xuyên không được điều trị thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người hoặc gây ra các biến chứng như: Hẹp thực quản (gây khó nuốt, đau tức ngực và ăn không ngon); Viêm thực quản (Gây đau âm ỉ xương ức, khàn tiếng, sụt cân); Ảnh hưởng hệ hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng).
Ngoài các gợi ý trên, nếu trường hợp của bạn nặng thì bạn nên tới khám bác sĩ để được chuẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin cần thiết đối với các bệnh liên quan đến xương khớp và các bệnh thường gặp. Bài viết đã được thẩm định bởi một vài bác sĩ chuyên khoa và nguồn tham khảo là những website uy tín chúng tôi có để link phía dưới bài viết. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.
Nguồn tham khảo:
1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 – 10 – 11